Đi học trồng nấm để đổi đời
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.Cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng
Đâu là ước mơ của những cầu thủ điển trai trước giải bóng đá sinh viên toàn quốc, được tổ chức bởi Báo Thanh Niên?
Bưởi Thồ - thứ quả 'thồ' giấc mơ của người dân Bạch Hạ
"Trên da người bệnh bỗng xuất hiện mụn tấy đỏ mưng mủ và giun rồng nấp trong cơ (bắp chân, bắp tay...). Giun rồng sau đó tự chui ra từ lỗ mụn, vết sưng tấy. Hiện, nếu nhiễm phải loại giun này chỉ có thể chờ giun chui ra rồi kéo chúng ra khỏi cơ thể qua lỗ mụn mà chưa có thuốc chữa".Đó là chia sẻ của tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, Hà Nội), tại lễ khai trương Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư), được tổ chức hôm nay 10.3.Theo ông Dũng, bệnh giun rồng mới được ghi nhận tại Việt Nam gần đây. Năm 2021 ghi nhận ca đầu tiên, đến nay có 24 ca tại 5 tỉnh thành là Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình. Gần đây nhất là nam bệnh nhân tại Hòa Bình. "Chúng tôi đã thông báo tới các địa phương có ca bệnh để tăng cường truyền thông cho người dân về phòng nhiễm bệnh", ông Dũng cho biết.Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình, ca bệnh giun rồng tại địa phương này, là nam bệnh nhân ở TP.Hòa Bình. Bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường uống nước lã tại các khe, suối.Khoảng tháng 10.2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da, có bôi thuốc, sau bôi thuốc, bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Bệnh nhân tiếp tục đi khám tại cơ sở y tế tại địa phương, được chẩn đoán dị ứng.Cùng với ngứa nhiều, trên gối trái bệnh nhân có vết ngứa đóng vảy. Cạy ra thấy một "sợi dây" trắng, kéo được ra. Xét nghiệm tại địa phương cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo, được giới thiệu về điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng.Theo các bác sĩ, sợi dây được bệnh nhân tự lấy ra dài 10 - 15 cm, là giun ký sinh trong phần mềm (cơ) chân. Tuy nhiên, do nghĩ đó là gân nên bệnh nhân đã lấy kéo cắt và vứt vào túi rác. Về bệnh giun rồng, các năm gần đây mỗi năm trên thế giới ghi nhận 30 - 50 ca bệnh. Việt Nam có 24 ca tại 5 địa phương, từ 2012 đến nay. Tại Việt Nam, đây là các ca bệnh ký sinh trùng mới nổi, ghi nhận gần đây. Các quốc gia hiện không có thuốc điều trị."Giun rồng có chiều dài từ 0,7 - 1,2 m, gây ngứa, tổn thương phần mềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không được lấy ra, loài giun này chết kẹt trong các khớp hay cột sống gây biến chứng nặng cho người bệnh", bác sĩ Dũng cho biết thêm. Chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo, để phòng bệnh giun rồng, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn món tái sống như gỏi cá, tiết canh, đặc biệt lưu ý với thịt rắn, nhái.
Chiều 28.1 (29 tết), Công an Q.1 (TP.HCM) phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ làm mát hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy dãy nhà trong hẻm ở đường Trần Đình Xu (P.Cô Giang).Thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cháy bùng phát tại một căn nhà trong hẻm thuộc đường Trần Đình Xu, P.Cô Giang. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan sang một số căn nhà liền kề.Thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, bên trong các căn nhà có rất nhiều người.Tại hiện trường, cột khói đen bốc cao, bao trùm khu vực, sức nóng tỏa ra con hẻm, nhiều người dân khu vực nhanh chóng sơ tán.Lúc 13 giờ 17 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM cũng điều nhiều xe chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường tiếp ứng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đặc biệt tinh nhuệ cũng được điều động đến hiện trường.Khu vực xảy ra hỏa hoạn thuộc diện chờ giải tỏa, chỉ có một lối vào rất hẹp nên lực lượng chức năng gặp khó trong công tác tiếp cận hiện trường.Tại đây, lực lượng cảnh sát giải cứu được nhiều người đồng thời hướng dẫn những người khác thoát nạn an toàn.Đến khoảng 14 giờ 15 phút, đám cháy được khống chế. Cảnh sát đang tích cực làm mát hiện trường, phục vụ công tác điều tra vụ cháy. Thiệt hại từ vụ cháy dãy nhà nói trên chưa được thống kê.Dưới đây là hình ảnh lực lượng chức năng xử lý hiện trường vụ cháy:Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM có khuyến cáo, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, người đứng đầu cần tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định PCCC. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tăng cường tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ; sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời đảm bảo lực lượng chữa cháy tại chỗ hoạt động hiệu quả.Đối với các khu dân cư, UBND địa phương xây dựng, duy trì hoạt động mô hình tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng và có phương án cụ thể.Đối với hộ gia đình, người dân cần kiểm tra hệ thống điện, thiết bị phát sinh nguồn nhiệt, cẩn trọng trong đốt hương, vàng mã. Các phương tiện khi đậu trong nhà phải cách xa nguồn nhiệt, bếp gas. Chủ động trang bị bình chữa cháy xách tay, kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ. Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân lập tức báo tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 (sử dụng ứng dụng Help 114) và tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
Đà Nẵng: Vì sao thưởng tiền cho nam sinh viên đăng ký ngành giáo dục mầm non?
“Dù đi đâu thì mình vẫn phải mang theo đồ ăn và mì gói của Việt Nam. Chuyến đi mà mình nhớ nhất là đến hồ Tso Moriri (Ấn Độ) vì nhiệt độ ở đây là -150C. Hơn nữa, tại đây mình đã bị mất sóng điện thoại và internet khiến gia đình rất lo lắng”, Huy chia sẻ.